Biến thể Lambda có lẽ là thách thức mới cho nền y tế toàn cầu sau biến thể Delta. Lambda được dự đoán có khả năng lây nhiễm và kháng vắc xin khá cao. Cùng tìm hiểu những triệu chứng mới của bệnh cũng như sự nguy hiểm từ biến thể này nhé!

Biến thể lambda

Biến thể Lambda là gì? Nguy hiểm ra sao?

Biến thể Lambda là gì?

Biến thể Lambda (C.37) là một chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hiện biến chủng này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể cần chú ý. Lambda được phát hiện lần đầu vào tháng 8/2020 tại thủ đô Lima của Peru. Với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, đến tháng 4/2021, C.37 đã chiếm 97% tổng số ca nhiễm tại Peru.

Điều này cho thấy mức độ nguy hại và khả năng lây nhiễm của Lambda là không thể xem thường. Thực tế, một số nghiên cứu đã cho thấy mức độ lây nhiễm của biến thể Lambda nhanh hơn Delta rất nhiều. Đến tháng 8/2021, có khoảng 40 quốc gia chủ yếu ở Nam Mỹ đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể này.

Vào tháng 8/2021, Nhật Bản nghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm C.37 được xác nhận trở về từ Peru. Điều này đang trở thành mối lo ngại khi biến thể có xu hướng lây lan sang các châu lục khác.

Lambda là gì?

Các triệu chứng điển hình khi nhiễm Lambda

Liệu những triệu chứng của Lambda có khác hơn biến thể Delta? May mắn cho đến nay, vẫn chưa ghi nhận những triệu chứng khác biệt so với chủng virus Corona ban đầu. Các triệu chứng điển hình theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh như:

  • Sốt cao.
  • Mấy hoặc thay đổi khứu giác, vị giác.
  • Ho liên tục.
  • Mệt mỏi, khó thở.
  • Đau đầu, đau cơ, đau học.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Các triệu chứng liên quan đến đường ruột như tiêu chảy…

Bên cạnh đó, người cao tuổi, người có bệnh lý nên như tim mạch, phổi, tiểu đường cũng có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng khác tương tự biến chủng Delta.

Triệu chứng của biến thể lambda

Biến thể Lambda có khả năng chống lại các loại vắc xin không?

Biến thể Lambda có 5 đột biến gen mới, trong đó có 3 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vắc xin. Hai đột biến còn lại là T76I, L452Q có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn biến thể Delta. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy vắc xin phòng Covid-19 có khả năng chống lại các chủng SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta.

Đối với hai loại vắc xin Astrazeneca và Pfizer, do ít sử dụng tại Chile (nơi thực hiện nghiên cứu) nên không đủ dữ liệu để kết luận Lambda có kháng vaccine hay không.

Hiện nay, chúng ta cần nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về biến thể C.37 và cơ chế kháng vắc xin phòng Covid-19 để có thể đưa ra giải pháp phòng chống, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bởi biến thể này.

Trên đây là một số thông tin về biến thể Lambda. Hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích!

Danh mục sản phẩm

phone

092.4280969

phone

Chat Zalo