Dấu hiệu sinh tồn ở cơ thể người được đánh giá thông qua mạch, nhiệt, độ, nhịp thở, huyết áp và chỉ số SpO2. Vậy chỉ số SpO2 là gì? Ở người bình thường, chỉ số này là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chỉ số SpO2
Chỉ số SpO2 là gì?
SpO2 là viết tắt cảu Suturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu đơn giản, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Khi cơ thể thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não sẽ nhanh chóng chịu tác động tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm và can thiệp kịp thời.
Vai trò của chỉ số SpO2
Trong y tế chỉ số SpO2 có nhiều ứng dụng quan trọng:
- Theo dõi bệnh nhân hồi sức cấp cứu, đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân, đặc biệt với người phải thở máy hoặc thở oxy.
- Phát hiện ngộ độc khí CO, có nhiều khi đốt than.
- Đánh giá tình trạng thông khí khi bệnh nhân thở bình thường.
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Việc theo dõi SpO2 rất quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên đối với người bệnh để theo dõi lượng oxy trong máu. Điều này giúp người bệnh và bác sĩ biết được khi nào cần thêm oxy cho cơ thể và ứng phó kịp thời trong tình trạng nguy hiểm.
SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
Nếu máy đo nồng độ oxy trong máu hiển thị kết quả từ 95 – 100% thì được hiểu là độ bão hòa oxy ở mức bình thường, đảm bảo an toàn.
Chỉ số độ bão hòa oxy tốt thể hiện năng lượng được cung cấp đủ cho cơ bắp hoạt động. Khi giá trị SpO2 xuống dưới 95%, cảnh báo độ bão hòa oxy kém, còn được gọi là máu thiếu oxy.
Giá trị SpO2 tiêu chuẩn:
- Từ 97-99%: chỉ số oxy trong máu tốt.
- Từ 94-96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
- Từ 90-93%: chỉ số oxy trong máu thấp, xin ý kiến bác sĩ.
- Dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: suy hô hấp nặng.
- Dưới 90%: biểu hiện ca cấp cứu lâm sàng.
Yếu tố ảnh hưởng độ chính xác khi đo SpO2
Thực tế thì chỉ số SpO2 có thể không chính xác hoàn toàn, nếu bị ảnh hưởng bởi một trong số các yếu tố sau:
- Độ sai lệch của máy đo thương là ± 2%.
- Người được đo cử động trong lúc đo.
- Sử dụng thuốc gây co động mạch.
- Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo.
- Người được đo có sơn móng tay.
Triệu chứng thiếu oxy trong máu
Tình trạng thiếu oxy trong máu gây ra triệu chứng sau:
- Thay đổi màu sắc da đột ngột.
- Suy giảm trí nhớ.
- Ho.
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm
- Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?
Như đã chia sẻ, SpO2 là 1 trong 5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. Theo dõi SpO2 thường xuyên sẽ giúp bạn nắm rõ lượng oxy trong máu, biết được khi nào thiếu oxy để nạp thêm oxy cho cơ thể hoặc có xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Trên đây là khái niệm SpO2 là gì? Chỉ số SpO2 ở người bình thường. Hãy trang bị cho gia đình một chiếc máy đo nồng độ oxy ngay hôm nay để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho người thân, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu chiếc máy đo SpO2 chất lượng và chính xác!