Máy tạo oxy là sản phẩm cần thiết cho bệnh nhân cần hỗ trợ thở, không có khả năng tự thở được. Sử dụng máy tạo oxy đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe hiệu quả. Lạm dụng sử dụng có thể gây phản tác dụng. Vậy khi nào cần sử dụng máy tạo oxy? Và sử dụng như thế nào để hiệu quả nhất?
Khi nào cần sử dụng máy tạo oxy
Hậu quả sử dụng oxy y tế sai cách
Người gặp vấn đề về hô hấp, đặc biệt thiếu oxy y tế phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không phải cứ thở oxy nhiều là tốt. Cơ thể cần lượng oxy vừa phải vào phổi qua động mạch phổi trung hòa cung với máu và đi vào hệ động mạch, tĩnh mạch để đến tất cả tế bào trong cơ thể.
Nạp quá nhiều oxy vào trong phổi, dễ gây ngộ độc oxy trong máu. Điều này khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, thở oxy y tế quá nhiều còn có thể gây nên tình trạng chai nang phổi, làm tổn hại nghiêm trọng quá trình chuyển hóa nguồn oxy bình thường.
Vì vậy, thở oxy cần đúng cách, đúng thời điểm. Có nghĩa khi nào cơ thể mệt, cần oxy thì chúng ta mới nạp, sau thời gian cần thiết, người bệnh cảm thấy khỏe hơn thì nên cai oxy, tạo điều kiện thở oxy từ không khí trong lành tự nhiên.
Khi nào nên sử dụng máy tạo oxy?
Vậy khi nào nên sử dụng máy tạo oxy?
Khi có biểu hiện của người thiếu oxy như mệt lả người, tím tái, co giật, choáng vàng… Những người lớn tuổi, thể trạng yếu, bị suy tim, thiếu máu tuần hoàn não, suy thận, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính giai đoạn giữa và cuối…
Lúc này, nạp oxy y tế sẽ giúp đỡ hệ hô hấp rất nhiều. Oxy y tế dễ dàng đi vào phổi, qua động mạch phổi và chung hòa vào máu, giúp các tế bào hồi phục sinh trưởng, tăng cường trao đổi chất.
Có nhiều căn bệnh khác nhau cần sử dụng máy tạo oxy, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Sử dụng sai liều lượng, sai cách sẽ gây tác dụng ngược cho người bệnh.
Người dùng cần biết cách điều chỉnh lượng oxy phù hợp, kiểm tra nồng độ oxy bão hòa trong máu. Nếu nồng độ oxy từ 93-99% thì không cần sử dụng oxy y tế. Nếu như nồng độ oxy dưới 90% thì nên cho thở oxy ngay.
Hiện nay có nhiều loại máy tạo oxy khác nhau như máy tạo oxy 3 lít, 5 lít, 10 lít… Tùy vào điều kiện, nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp. Biết được những thông số cũng như quy tắc sẽ giúp mọi người dùng máy tạo oxy an toàn và hiệu quả.
Hướng dẫn bước cơ bản khi sử dụng máy tạo oxy
Bước 1: Để máy ở vị trí thông thoáng, cách tường và đồ nội thất từ 15-30cm, tránh xa nguồn nhiệt, vật dễ gây cháy nổ. Đặt ở vị trí thuận tiện với bệnh nhân.
Bước 2: Cài đặt bộ đầu lọc với máy.
Bước 3: Khởi động máy bằng cách nhấn nút nguồn.
Bước 4: Theo dõi tình trạng hoạt động của máy.
Bước 5: Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với bệnh nhân.
Bước 6: Lắp các ống nối và dây thở để bệnh nhân sử dụng.
Bước 7: Tắt nguồn khi kết thúc điều trị oxy.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về máy tạo oxy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!